Chưa được phân loại

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BĐS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BĐS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay đang khiến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư lo lắng. Không chỉ có những người làm kinh doanh, mà ngay cả những người có nhu cầu ở thực cũng đang hoang mang, khi không biết đây có phải giai đoạn tốt để xuống tiền mua một lô đất, mua 1 căn hộ để ở hay chưa.

Từ cuối năm 2022 đến nay, thị trường bất động sản gần như đóng băng. Bất động sản Việt Nam đang chứng kiến giai đoạn trầm lắng và các giao dịch gần như bất động. Các giao dịch khan hiếm. Thị trường bất động sản hầu như bất động. Theo số liệu nghiên cứu thị trường, từ đầu năm đến nay, nhu cầu tìm kiếm BĐS giảm 34% và số lượng tin đăng tải giảm 42% so với cùng kì năm 2022. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản giải thể tăng 30,4%. Cùng tìm hiểu thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay nhé!.

Thực trạng thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay

Thời gian vừa qua, các doanh nghiệp BĐS và các nhà đầu tư đã phải đối mặt với nhiều thách thức lớn của thị trường, dưới đây sẽ là những thông tin mới nhất về thị trường BĐS thời gian gần đây:

thực trạng thị trường bđs ở việt nam hiện nay

Doanh nghiệp “chịu đau” để tồn tại, nhà đầu tư “nín thở chờ oxy”

Bắt đầu từ cuối quý IV/2022, đến nay, doanh nghiệp và người dân đang phải trải qua thời kì khó khăn của thị trường bất động sản. Thị trường BĐS đóng băng, các giao dịch gần như không có, bên bán thì ế ẩm, bên mua thì dè chừng.

Số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố ngưng hoạt động, giải thể tăng đáng kể so với cùng kì năm 2022. Đa số các doanh nghiệp phải giảm quy mô đầu tư từ cơ sở vật chất, quy mô dự án, tái cơ cấu nợ và tinh giản tối đa bộ máy nhân sự hoạt động nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân của sự trầm lắng này là do hàng loạt các chính sách thắt chặt về tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp. Các vướng mắc về tính pháp lý chưa được tháo gỡ một cách triệt để khiến cho thanh khoản thị trường về đáy, toàn bộ thị trường rơi vào trạng thái “chờ đợi”.

Chính phủ “gỡ khó”

Từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có nhiều động thái nhằm tháo gỡ các vướng mắc và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Chính phủ khẳng định, không có việc ngân hàng siết cho vay BĐS, các ngân hàng tăng cường việc quản lý các khoản vay BĐS để tránh đầu cơ.

Tính đến ngày 25/5, Ngân hàng nhà nước đã có 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành (trước đó 2 lần điều chỉnh vào tháng 3 và tháng 4). Giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận vốn, góp phần phục hồi sản xuất và kinh doanh.

Chính phủ đang tăng cường rà soát, tổng hợp các vướng mắc qua báo cáo của các địa phương, thành lập Tổ công tác rà soát thực trạng khó khăn của doanh nghiệp, địa phương. Ban hành các nghị định nhằm tháo gỡ một phần khó khăn cho các doanh nghiệp BĐS, sửa đổi, bổ sung một số điều trong luật đất đai nhằm tạo điều kiện phát triển cho thị trường BĐS.

Tuy rằng những động thái này đang chỉ đánh vào tâm lý, nhưng đây cũng là những tín hiệu tích cực để báo hiệu sự trở lại sôi động cho thị trường bất động sản trong giai đoạn nửa sau của 2023.

Doanh nghiệp bất động sản cần chuyển mình để tồn tại

Trong bối cảnh thị trường ảm đảm, hàng loạt các doanh nghiệp ngưng hoạt động, giải thể, doanh nghiệp bất động sản cần làm gì để không bị sa vào những vết xe đổ của các doanh nghiệp yếu kém, đưa doanh nghiệp của mình vững vàng vượt qua “tâm bão” này?

Giai đoạn khó khăn của thị trường chắc chắn sẽ đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp tồn tại, để vượt qua được giai đoạn này, doanh nghiệp cần:

Thứ nhất, thay đổi, điều chỉnh lại chiến lược kinh doanh theo hướng bền vững: Rõ ràng các doanh nghiệp đã dừng cuộc chơi trên thương trường là những doanh nghiệp không có hướng đi bền vững, khi gặp rủi ro thị trường kéo dài khiến cho doanh nghiệp không đủ khả năng trụ lại.

Thứ hai, tối ưu hóa các hoạt động và tài chính: Xem xét lại quy trình và chi phí hoạt động để có phương án tối ưu, giảm thiểu những chi phí không cần thiết trong giai đoạn khó khăn này. Tăng cường quản lý tài chính và tối ưu hóa cơ cấu vốn.

tình hình bđs hiện nay

Thứ ba, nghiên cứu đánh giá thị trường, tìm kiếm những khách hàng mới: Đây là giai đoạn tốt để các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu sản phẩm, tìm ra những điểm khác biệt để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, tập trung vào chất lượng và giá trị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng để khi thị trường sôi động trở lại, khách sẽ đổ tiền vào mua các sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các khách hàng mới và chăm sóc họ đến thời điểm trở lại của thị trường là có thể có các giao dịch.

Thứ tư, giữ vững lòng tin và kiên nhẫn: giai đoạn khó khăn của thị trường có thể kéo dài, vậy nên đòi hỏi sự kiên nhẫn và niềm tin của doanh nghiệp. Luôn giữ vững lòng tin vào thị trường sẽ sớm phục hồi để tiếp tục nỗ lực phát triển doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, thay vì ngồi đợi cho thị trường BĐS sôi động trở lại, các doanh nghiệp nên tập trung xử lí các sản phẩm đã ra hàng trước đó, nghiên cứu kĩ các sản phẩm chuẩn bị ra hàng để khi thị trường trở lại, sẵn sàng tung các sản phẩm mới ra thị trường.

“Sau cơn mưa trời lại sáng”

Khi thị trường BĐS tan băng, các doanh nghiệp còn trụ lại là những doanh nghiệp vững vàng trong ngành trong khi rất nhiều các doanh nghiệp khác tuyên bố giải thể, tạm ngưng hoạt động.

Trong thời gian đó, doanh nghiệp đã có những chuyển mình để thích nghi, nghiên cứu kĩ càng sản phẩm. Khi thị trường quay trở lại sôi động, các doanh nghiệp bất động sản sẽ lại ra hàng mang lại chất lượng và giá trị cho khách hàng chắc chắn sẽ hái được trái ngọt.

Tình hình BĐS hiện nay đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng hãy nhớ rằng, trong giai đoạn này, khả năng đọc hiểu thị trường, linh hoạt và sẵn sàng thích nghi là những yếu tố giúp doanh nghiệp bất động sản vượt qua được thách thức và tận dụng được các cơ hội mới.